Châu Á lo ngại “giấc mơ Trung Quốc”

Image

Ảnh: Hoàng Sa là của Việt Nam – mô hình khinh thuyền đi trấn thủ Hoàng Sa các thế kỷ trước được tái hiện trong lễ khao lề thế Hoàng Sa vừa tổ chức ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cuối tuần qua. Ảnh Nguyễn Văn Minh (tuoitre.vn)

 

Hôm Chủ nhật 28-4, Trung Quốc đã đưa một con tàu du lịch chở khoảng 100 khách ra quần đảo Hoàng Sa – vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam, bất chấp lời phản đối mà Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra hôm 5-4-2013. Chuyến đi này được Chính phủ Trung Quốc khuyến khích và được báo chí nước này quảng bá rầm rộ. Hơn thế nữa, việc tính toán mở chuyến du lịch đầu tiên tới Hoàng Sa trùng vào dịp nhân dân Việt Nam kỷ niệm 38 năm ngày thống nhất đất nước càng cho thấy dã tâm và ý đồ gây hấn của Bắc Kinh. 

Dẫn tuyên bố của Việt Nam rằng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa là “không thể chối cãi”, báo The Globe and Mail của Canada nhận định, chuyến du lịch này của Trung Quốc là một hành vi xâm lược núp bóng một hoạt động kinh tế, một trong hàng loạt hành động tương tự để củng cố yêu sách chủ quyền bất hợp pháp trên lãnh thổ của các quốc gia khác và thăm dò phản ứng của các nước láng giềng.

Chuỗi hành động gây hấn của Trung Quốc đã gây lo ngại sâu sắc ở khắp châu Á và đặt nghi vấn về cái mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi là “giấc mơ Trung Quốc”. Ông Tập đề cập tới “giấc mơ” này bằng những lời lẽ mơ hồ như là “cuộc hồi xuân vĩ đại của đất nước Trung Hoa” nhưng những động thái gần đây cho thấy đằng sau đó chỉ là gia tăng sức mạnh quân sự để xâm lấn và chèn ép các nước láng giềng. Nhận định này càng được củng cố khi ngày 16-4 Bắc Kinh công bố sách trắng về quốc phòng, trong đó khẳng định vai trò của quân đội là “bảo vệ và hiện thực hóa giấc mơ Trung Quốc”.

“Giấc mơ Trung Quốc bao hàm giấc mơ bảo vệ an ninh hàng hải của Trung Quốc và xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc hải dương”, Ju Hailong, chuyên viên Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Jinan, viết trên Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc hôm Chủ nhật. Về chuyến du lịch tới Hoàng Sa đang diễn ra, ông Ju đe nẹt: “Những ai muốn cản trở hành động của Trung Quốc nhằm gây rối đều là người không tuân thủ luật pháp quốc tế”. Ông này giả vờ hay cố tình không biết rằng luật pháp quốc tế, mà cụ thể là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 hoàn toàn không thừa nhận chủ quyền những lãnh thổ chiếm được bằng xâm lược vũ trang mà ai cũng biết Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam ngày 19/1/1974.

Thực hiện “giấc mơ Trung Quốc”, hôm 15-4 bộ binh Trung Quốc, được máy bay trực thăng hộ tống, đã tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ, băng qua đường phân giới LAC (Line of Actual Control) mà hai nước đã thỏa thuận sau cuộc chiến tranh năm 1962. Hình ảnh trên truyền hình Ấn Độ cho thấy lính Trung Quốc cắm trại chỉ cách các đồn biên phòng của Ấn khoảng 100 mét ở thung lũng Depsang, phía sau đường phân giới LAC khoảng 19 km.

Ở phía đông, xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản tăng tới cực điểm trong tuần qua khi Trung Quốc phái 8 tàu hải giám tới vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát. Những ngày cuối tuần qua, tàu hải giám của Trung Quốc vẫn quẩn quanh gần đảo Senkaku và được các chiến đấu cơ Su-27, Su-30 hỗ trợ. Báo Sankei Shimbun ghi nhận có khoảng 40 lượt máy bay chiến đấu Trung Quốc lượn lờ trên bầu trời đảo Senkaku. “Một mối đe dọa chưa từng có”, một quan chức Nhật Bản nói với báo Sankei Shimbun.

Nhưng hành động gây choáng nhất của Trung Quốc là cuối tháng 3 vừa qua Bắc Kinh phái 4 tàu chiến, trong đó có một tàu đổ bộ, đến tập trận chiếm đảo ở bãi cạn James Shoal mà Malaysia tuyên bố chủ quyền. Bãi cạn này cách bờ biển Malaysia chỉ 80 km, trong khi cách điểm cực nam của Trung Quốc trên đảo Hải Nam đến 1.800 km.

“Trung Quốc muốn gửi một tín hiệu đến toàn bộ khu vực”, bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, chuyên gia về chính sách ngoại giao của Trung Quốc thuộc Tổ chức Khủng hoảng quốc tế (International Crisis Group – ICG), nhận xét. Bà Stephanie cũng cho rằng, Trung Quốc “càng gây hấn về lãnh thổ thì càng bị xa lánh”.

Nhật Bản và Ấn Độ là những cường quốc quân sự: Ấn Độ có vũ khí hạt nhân còn Nhật Bản có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ nên hoàn toàn có khả năng chặn đứng tham vọng ngông cuồng của Trung Quốc, còn các nước nhỏ ở Đông Nam Á quả là khó khăn trong một cuộc xung đột không cân sức với Bắc Kinh.

(theo The Globe and Mail)

Trung Quốc: người khổng lồ cô độc

Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Á, nhưng sức mạnh kinh tế ấy chẳng những không giúp cho nước này đạt được sự kính nể mà quan hệ với các nước láng giềng ngày càng xấu đi. Báo The Economist (Anh) đã cất công tìm hiểu nguyên nhân.

Theo Economist, nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc đã vươn tới mọi ngóc ngách của châu Á: các nhà yến ở Indonesia cung cấp tổ yến, trang trại gia cầm ở Ấn Độ cung cấp chân gà, các mỏ than đá và quặng sắt ở Úc cung cấp nguyên-nhiên liệu cho thị trường khổng lồ của Trung Quốc. Trung Quốc còn là nước xuất khẩu nhiều nhất sang Úc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Malaysia, Hàn Quốc và nhiều nước khác. Quan hệ thương mại với Trung Quốc đã giúp phát triển kinh tế và nâng cao đời sống ở các nước này, đó là điều khó tranh cãi được.

Tuy nhiên, càng ngày người ta càng khó chấp nhận cung cách làm ăn của Trung Quốc, từ ứng xử của từng doanh nghiệp riêng lẻ cho đến đường lối giao thương của chính phủ Bắc Kinh. Nếu các doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu ở nước ngoài chỉ sử dụng công nhân Trung Quốc với số lượng lớn, sống trong các khu biệt lập với người địa phương, du khách Trung Quốc thường kênh kiệu, thị tiền một cách vô lối… thì chính phủ Trung Quốc ngày càng sử dụng thương mại như một vũ khí chính trị để chèn ép các nước khác, mà vụ Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm khi tranh chấp với Nhật năm 2010 hoặc ngừng nhập khẩu chuối của Philippines khi xung đột với Manila về bãi cạn Scarborough năm 2011 là những ví dụ.

Hậu quả là khắp châu Á, quan hệ kinh tế với Trung Quốc thường được nhìn dưới con mắt hoài nghi và ác cảm. Hàng hóa giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc chẳng hạn, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, nhưng cũng bị coi là thủ đoạn của Bắc Kinh nhằm bóp chết nền công nghiệp của các nước nhập khẩu.

Nhu cầu năng lượng và nguyên liệu của Trung Quốc góp phần thúc đẩy kinh tế các nước Úc, Indonesia, Myanmar nhưng cũng chính ở các nước này, đầu tư của Trung Quốc thường bị người địa phương coi là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân. Cho đến nay, quyết định của Tổng thống Thein Sein được người dân Myanmar ủng hộ nhiều nhất là ngừng dự án thủy điện Myitsone; trong khi quyết định bị phản đối nhiều nhất của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi là ủng hộ việc mở rộng việc khai thác mỏ đồng, cả hai dự án đều do Trung Quốc đầu tư ở Myanmar.

Ngay cả viện trợ cũng không mua được cho Trung Quốc sự tin cậy và tình cảm láng giềng. Cho đến nay, Trung Quốc là đồng minh duy nhất của Bắc Triều Tiên, cung cấp nhiên liệu và lương thực cũng như bảo trợ để Bình Nhưỡng né tránh các biện pháp cấm vận của Liên hiệp quốc và liên tục gây hấn. Sự “hào phóng” đó của Bắc Kinh chẳng những gây bất bình cho Nhật Bản và Hàn Quốc mà ngay cả Bắc Triều Tiên cũng tỏ ra sẵn sàng gây khó xử cho Trung Quốc.

Ở Đông Nam Á, việc Bắc Kinh tung ra 500 triệu đô la Mỹ cho Campuchia vay ưu đãi đổi lấy việc nước này bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN 2012 đã gây bất bình sâu sắc. Có thể Trung Quốc đã thành công trong việc cản trở ASEAN đoàn kết trong vấn đề biển Đông, thậm chí có thể làm suy yếu Hiệp hội này, song Bắc Kinh phải trả giá đắt là nỗi hoài nghi và khinh bỉ đã lan rộng khắp khu vực.

(Bài đăng TBKTSG số 18-2013, ngày 2-5-2013 )

 

 

 

 

Trung Quốc giương móng vuốt trong tranh chấp biển

 

 

 

Ian Storey

 

 

Trong hơn hai thập kỷ Bắc Kinh đã theo đuổi một chính sách nhất quán ở biển Đông, bao gồm hai yếu tố chính: củng cố dần dần các yêu sách về lãnh thổ và quyền tài phán đồng thời cố gắng trấn an các nước Đông Nam Á về những ý định hòa bình của Trung Quốc. Tuy nhiên, những động thái gần đây của Trung Quốc thúc đẩy các yêu sách về hàng hải đã mang tới thuận lợi cho yếu tố thứ nhất trong khi thiếu vắng những ý định tốt lành.

 

 

Thật vậy, không chỉ không làm dịu bớt mối lo ngại của Đông Nam Á liên quan tới hành vi quyết đoán của mình, Trung Quốc lại đổ thêm dầu vào lửa bằng cách trâng tráo lợi dụng sự chia rẽ trong nội bộ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để đẩy mạnh các quyền lợi quốc gia của chính mình.

 

 

Trung Quốc củng cố lập trường

 

 

Những bài bình luận trên báo chí nhà nước Trung Quốc phân tích vấn đề biển Đông đã trở nên ít hòa nhã hơn một cách đáng chú ý. Các bài xã luận làm sáng tỏ một số chủ đề mới trong quan điểm chính thống của Trung Quốc.

 

 

Một chủ đề là lãnh thổ, chủ quyền của Trung Quốc cũng như quyền lợi về hàng hải của nước này đang ngày càng bị thách thức bởi các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản trong vùng biển Đông và Nam Trung Hoa. Những người này cho rằng, phản ứng của Trung Quốc cần phải là giương cao các yêu sách chủ quyền một cách mạnh mẽ hơn, gia tăng sự hiện diện quân sự trong vùng biển tranh chấp và nếu cần thì chuẩn bị sẵn sàng áp dụng biện pháp cưỡng bức các nước khác. Một bài bình luận lưu ý: “Hợp tác là niềm tin tốt lành, cạnh tranh phải mạnh mẽ và đối đầu phải kiên quyết”.

 

 

Một chủ đề khác là trong lúc Trung Quốc thể hiện sự kiềm chế, các quốc gia khác như Philippines và Việt Nam đã theo đuổi những hành động gây hấn và phi pháp nhằm “ăn cắp” các nguồn tài nguyên biển chẳng hạn như dầu khí, hải sản mà Trung Quốc coi là thuộc về mình.

 

 

Một chủ đề thứ ba là Manila và Hà Nội tiếp tục khuyến khích Hoa Kỳ “can dự” vào biển Đông và Hoa Kỳ dùng những cuộc xung đột như một cái cớ để “chuyển hướng” các lực lượng quân sự của mình về phía châu Á. Để đảo ngược những xu thế tiêu cực này, các nhà bình luận Trung Quốc đã thúc giục chính phủ Bắc Kinh thực thi những biện pháp kiên quyết hơn đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp và các biên giới trên biển. Họ cho rằng, tình cảm dân tộc chủ nghĩa đòi hỏi nhiều hơn thế.

 

 

Thật vậy, những biện pháp mà nhà cầm quyền Trung Quốc thực thi gần đây cho thấy một lập trường cứng rắn hơn nhiều. Điều đáng ngại là một số bước đi ban đầu này đã bao gồm một yếu tố quân sự mạnh mẽ, được coi như lời cảnh báo cho các nước khác rằng Trung Quốc sẵn sàng chơi rắn.

 

 

Có lẽ nỗ lực đáng chú ý nhất của Trung Quốc trong việc tăng cường đòi hỏi quyền tài phán ở biển Đông là nâng cấp địa vị hành chính của Tam Sa từ cấp quận huyện lên cấp thành phố hồi tháng 6.

 

 

Tam Sa nguyên được thành lập năm 2007 như một cơ chế hành chính để “điều hành” quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi ngầm Macclesfield Bank. Việc nâng cấp Tam Sa là phản ứng tức thời đối với một đạo luật mà Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21-6 trong đó nhấn mạnh yêu sách chủ quyền của Hà Nội đối với hai huyện Hoàng Sa và Trường Sa. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều phản đối động thái của đối phương như là sự vi phạm chủ quyền của mình.

 

 

Chưa đầy một tháng sau, nhà cầm quyền Tam Sa đã chọn ra một thị trưởng và ba phó thị trưởng và quân ủy trung ương Trung Quốc phê chuẩn việc thiết lập ở đó một đồn lính để “quản lý việc động viên quốc phòng, quân dự bị của thành phố và thực hiện các chiến dịch quân sự”.

 

 

Trước đó, vào cuối tháng 6, bộ quốc phòng Trung Quốc công bố đã bắt đầu các cuộc tuần tra “sẵn sàng chiến đấu” trong vùng quần đảo Trường Sa để “bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền lợi phát triển an ninh [của Trung Quốc]”. Tuy nhiên, điều khiến hải quân Trung Quốc bối rối là hôm 13-7 một trong những chiếc tàu khu trực của họ đã bị mắc cạn trên bãi Trăng Khuyết (Half-Moon Shoal), chỉ cách đảo Palawan 70 hải lý về phía Tây và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Chiếc tàu khu trục đó được cứu hộ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, có nghĩa là những chiếc tàu khác của hải quân Trung Quốc đang lảng vảng gần đó khi sự cố xảy ra. Những biến cố này cung cấp thêm nhiều bằng chứng về xu hướng quân sự hóa xung đột ngày càng gia tăng.

 

 

Trung Quốc cũng hành động để phá hoại các yêu sách và hoạt động thương mại của Philippines và Việt Nam trên biển Đông bằng nhiều cách khác nữa.

 

 

Hồi tháng 6, công ty dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) – một doanh nghiệp nhà nước – đã mời các công ty năng lượng nước ngoài bỏ thầu giành quyền thăm dò dầu khí tại 9 lô trên biển Đông. Các lô này nằm hoàn toàn bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và chồng lấn với những lô đã được công ty quốc doanh PetroVietnam của Việt Nam nhượng quyền phát triển cho các tập đoàn năng lượng nước ngoài. Hà Nội tất nhiên đã phản đối mạnh mẽ lời mời thầu của CNOOC.

 

 

Quan trọng hơn, các lô này nằm bên rìa bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra và có vẻ như ủng hộ lập luận rằng Bắc Kinh diễn dịch các đoạn này như là sự thể hiện ranh giới ngoại vi của cái gọi là “quyền lịch sử” của mình trên biển Đông. Tuy nhiên, theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), các quốc gia ven biển không được phép gán ghép “quyền lịch sử” trên biển khơi. Do đó, không thể có khả năng các công ty năng lượng khổng lồ sẽ dự thầu các lô mà CNOOC mời chào – mặc dù các công ty nhỏ hơn có thể tham dự để lấy lòng Bắc Kinh với ý đồ nhắm tới những hợp đồng béo bở hơn sau này. Tuy nhiên, nếu hoạt động thăm dò được xúc tiến trong bất kỳ lô nào của 9 lô này thì rất có khả năng xảy ra xung đột giữa các tàu tuần duyên Trung Quốc và Việt Nam.

 

 

Trong vấn đề quyền sở hữu bãi Cỏ Rong (Scarborough Shoal) – nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với các tàu bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Philippines trong tháng 5 và tháng 6, Trung Quốc vẫn giữ lập trường không nhân nhượng. Tại Diễn đàn thường niên khu vực ASEAN (ARF) ở Phnom Penh hồi tháng 7, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nhắc lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi cạn Scarborough, phản bác ý kiến rằng đây là vùng tranh chấp và tố cáo Manila “gây rối”.

 

 

Theo bộ ngoại giao Philippines, các tàu đánh cá Trung Quốc – được các tàu bán quân sự bảo vệ – tiếp tục đánh cá trong vùng nước gần bãi Scarborough, trái với một thỏa thuận song phương theo đó hai bên đồng ý rút hết tàu bè của mình. (1)

 

 

Sau hội nghị ARF, Trung Quốc tiếp tục gia tăng sức ép với Philippines. Vào giữa tháng 7, Bắc Kinh đã phái một đội tàu gồm 30 tàu đánh cá tới quần đảo Trường Sa, được hộ vệ bởi “tàu ngư chính” trọng tải 3.000 tấn có tên là Yuzheng 310. Các tàu đánh cá này đã vơ vét san hô và đánh cá gần đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát và các bãi cạn Mischief, Subi Reef mà Trung Quốc kiểm soát. Chính quyền Philippines giám sát tình hình nhưng không có hành động nào.

 

 

Thất bại Phnom Penh

 

Trong quá khứ, sau mỗi lần Trung Quốc có hành vi quyết đoán trên biển Đông, Bắc Kinh liền cố gắng trấn an thần kinh các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, tại chuỗi hội nghị ASEAN ở Phnom Penh hồi giữa tháng 7, các quan chức Trung Quốc hầu như không đưa ra lời trấn an nào cho những người tương nhiệm ở Đông Nam Á. Tệ hơn nữa, có vẻ như Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Cambodia để nhấn chìm những nỗ lực của ASEAN nhằm giải quyết vấn đề, tạo ra một sự đổ vỡ trong tính thống nhất của ASEAN.

 

 

Trong giai đoạn cuối của hội nghị thường niên các bộ trưởng ngoại giao ASEAN (gọi tắt là AMM) Philippines và Việt Nam muốn bản tuyên bố chung phải phản ánh mối lo ngại nghiêm trọng của mình về biến cố Scarborough và vụ mời thầu của CNOOC. Hai nước này được sự ủng hộ của Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan – là những nước cảm thấy ASEAN phải nói tiếng nói chung. Nhưng Cambodia – nước đang giữ quyền chủ tịch luân phiên của ASEAN và có quan hệ chính trị-kinh tế mật thiết với Trung Quốc – đã phản đối vì, theo lời của bộ trưởng ngoại giao Hor Namhong, “ASEAN không thể bị sử dụng như một diễn đàn cho các xung đột song phương”. Những nỗ lực của bộ trưởng ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa nhằm đạt tới một sự thỏa hiệp về lời lẽ đã không thành công và lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, AMM đã không đưa ra được một tuyên bố cuối cùng.

 

 

Tác hại từ AMM xảy ra lập tức và đáng ngại. Bộ trưởng Marty gọi thất bại của ASEAN không đạt được thỏa thuận chung là “vô trách nhiệm” và cho rằng tính chất trung tâm của tổ chức này trong công cuộc xây dựng cấu trúc an ninh khu vực đã bị đặt vào rủi ro. Bộ trưởng ngoại giao Singapore K. Shanmugam đã mô tả sự thất bại này như là một “vết nứt nghiêm trọng” về uy tín của ASEAN.

 

 

Cambodia và Philippines thì đổ lỗi cho nhau gây ra vụ thất bại này.

 

 

Cambodia bị báo chí khu vực chỉ trích mạnh mẽ vì thiếu khả năng lãnh đạo và vì đặt quan hệ song phương với Trung Quốc lên trên quyền lợi chung của ASEAN. Một nhà phân tích cáo giác các quan chức Cambodia đã tham khảo ý kiến với những người tương nhiệm phía Trung Quốc trong suốt giai đoạn cuối của hội nghị nhằm đạt tới thỏa thuận về tuyên bố chung. (2)

 

 

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc thì ca ngợi kết quả của hội nghị AMM như một thắng lợi của Trung Quốc, một thất bại của Philippines và Việt Nam và cho rằng ASEAN không phải là nơi thích hợp để thảo luận về cuộc xung đột.

 

 

Vài ngày sau hội nghị AMM, tổng thống Indonesia Susilo Bambang đã cử bộ trưởng ngoại giao nước này tới thủ đô của 5 nước Đông Nam Á trong một nỗ lực phục hồi tính thống nhất của ASEAN. Chuyến ngoại giao con thoi của bộ trưởng Marty dẫn tới kết quả là bản tuyên bố của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ngày 20-7 về “Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về biển Đông” (3). Tuy nhiên sáu điểm này không đưa ra căn cứ gì mới mà chỉ là tái khẳng định sự đồng thuận căn bản của ASEAN trong vấn đề biển Đông.

 

 

Đáp lại tuyên bố chung này, bộ ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh sẽ làm việc với ASEAN để thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DoC) năm 2002.

 

 

Một trong 6 điểm kêu gọi hoàn tất sớm bản Quy tắc ứng xử (CoC) trên biển Đông nhưng thất bại ở Phnom Penh đã làm cho mục tiêu đó trở nên hết sức bấp bênh.

 

 

Mặc dù Trung Quốc đồng ý thảo luận với ASEAN về CoC từ tháng 11-2011, Bắc Kinh vẫn luôn luôn hờ hững với một thỏa thuận như vậy, mà thay vào đó chỉ quan tâm tới việc thực hiện DoC. Không ngã lòng, năm nay ASEAN đã bắt đầu thảo ra những nguyên tắc chỉ đạo cho một bộ quy tắc ứng xử và đã đồng thuận hồi tháng 6 một bộ “những yếu tố đề nghị”. Trong khi phần lớn nội dung của bộ quy tắc này vẫn còn là những mẫu thăm dò tiêu chuẩn, có hai khía cạnh đáng chú ý.

 

 

Một là ASEAN kêu gọi một sự dàn xếp “toàn diện và bền vững” cho cuộc xung đột – một lối nói có vẻ như bác bỏ một đề nghị của cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình rằng các bên gác lại những yêu sách chủ quyền để cùng khai thác các nguồn tài nguyên biển. Rõ ràng bốn nước thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông đều phản đối công thức của Đặng vì nó tương đương với việc thừa nhận “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc trên các đảo và bãi đá ở biển Đông.

 

 

Khía cạnh đáng quan tâm thứ hai liên quan tới cơ chế giải quyết những vụ xung đột nảy sinh từ việc vi phạm hoặc diễn dịch bộ quy tắc ứng xử đề xuất. Tài liệu dự thảo đề nghị các bên tranh chấp hướng tới Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác năm 1976 (TAC) hoặc cơ chế giải quyết xung đột trong UNCLOS. Tuy nhiên, cả hai hiệp ước này đều không có nhiều tác dụng lắm. Trong khi TAC cung cấp một cơ chế giải quyết xung đột dưới hình thức Hội đồng Cấp cao ASEAN nhưng điều khoản này chưa bao giờ được viện dẫn tới vì bản chất chính trị hóa cao độ của hội đồng này và thực tế hội đồng cũng không thể ban hành những phán quyết có tính ràng buộc. Hơn thế nữa, mặc dù Trung Quốc thừa nhận TAC từ năm 2003, chắc chắn Bắc Kinh sẽ phản đối việc thảo luận vấn đề biển Đông ở Hội đồng Cấp cao bởi vì họ sẽ bị thiểu số 10-1.

 

 

UNCLOS cung cấp những cơ chế giải quyết xung đột có tính ràng buộc, bao gồm cả việc đưa xung đột lên Tòa án Tư pháp quốc tế (ICJ) hoặc Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS). Bắc Kinh luôn luôn từ chối vai trò của ICJ trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và năm 2006 Bắc Kinh đã dùng quyền lựa chọn đứng ngoài trình tự pháp lý của ITLOS liên quan tới việc phân định ranh giới trên biển và hoạt động quân sự.

 

 

Ngày 9-7, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh (Fu Ying) nói với các bộ trưởng ngoại giao ASEAN rằng Trung Quốc muốn khởi động đàm phán CoC vào tháng 9-2012. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau, khi ASEAN tranh cãi về bản tuyên bố cuối cùng, bộ trưởng ngoại giao Dương Khiết Trì có vẻ như loại bỏ khả năng này khi ông ta nói rằng những cuộc đàm phán chỉ có thể diễn ra “khi thời điểm chín muồi”. Hiện nay, ASEAN và Trung Quốc chưa lập thời khóa biểu để tổ chức bất cứ cuộc họp nào về CoC dù các quan chức đang thảo luận các dự án hợp tác chung trong khuôn khổ DoC.

 

 

Nếu và khi nào hai bên sẽ ngồi lại để đàm phán CoC, rất có khả năng Bắc Kinh sẽ đòi hỏi loại trừ mọi sự đề cập tới giải quyết tranh chấp trên cơ sở rằng bộ quy tắc ứng xử đề nghị được thiết kế chỉ để quản lý căng thẳng và xung đột chỉ có thể được giải quyết giữa Trung Quốc và từng nước tranh chấp trên căn bản một đối một. Kết hợp lại, những bước phát triển này đã làm lu mờ nghiêm trọng triển vọng ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được thỏa thuận về một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông có thể vận hành được. Và như vậy, hiện trạng sẽ tiếp tục kéo dài trong một tương lai nhìn thấy được.

 

 

Chú thích:

 

  1. Tại sao không có tuyên bố chung ASEAN, bộ ngoại giao Philippines, 19-7-2012

  2. Ernest Bower, Trung Quốc lộ rõ bàn tay trong ASEAN ở Phnom Penh, Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược, CSIS, 20-7-2012

  3. Tuyên bố của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN về Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về biển Đông, bộ ngoại giao Cambodia, 20-7-2012

 

 

Ian Storey là nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore và là tác giả sách “Đông Nam Á và sự trỗi dậy của Trung Quốc: Tìm kiếm An ninh” (nxb Routledge, 5-2011)

 

Nguồn: http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/NH08Ae01.html

 

 

Trung Quốc giương móng vuốt trong tranh chấp biển

Ian Storey

Trong hơn hai thập kỷ Bắc Kinh đã theo đuổi một chính sách nhất quán ở biển Đông, bao gồm hai yếu tố chính: củng cố dần dần các yêu sách về lãnh thổ và quyền tài phán đồng thời cố gắng trấn an các nước Đông Nam Á về những ý định hòa bình của Trung Quốc. Tuy nhiên, những động thái gần đây của Trung Quốc thúc đẩy các yêu sách về hàng hải đã mang tới thuận lợi cho yếu tố thứ nhất trong khi thiếu vắng những ý định tốt lành.

Thật vậy, không chỉ không làm dịu bớt mối lo ngại của Đông Nam Á liên quan tới hành vi quyết đoán của mình, Trung Quốc lại đổ thêm dầu vào lửa bằng cách trâng tráo lợi dụng sự chia rẽ trong nội bộ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để đẩy mạnh các quyền lợi quốc gia của chính mình.

Trung Quốc củng cố lập trường

Những bài bình luận trên báo chí nhà nước Trung Quốc phân tích vấn đề biển Đông đã trở nên ít hòa nhã hơn một cách đáng chú ý. Các bài xã luận làm sáng tỏ một số chủ đề mới trong quan điểm chính thống của Trung Quốc.

Một chủ đề là lãnh thổ, chủ quyền của Trung Quốc cũng như quyền lợi về hàng hải của nước này đang ngày càng bị thách thức bởi các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản trong vùng biển Đông và Nam Trung Hoa. Những người này cho rằng, phản ứng của Trung Quốc cần phải là giương cao các yêu sách chủ quyền một cách mạnh mẽ hơn, gia tăng sự hiện diện quân sự trong vùng biển tranh chấp và nếu cần thì chuẩn bị sẵn sàng áp dụng biện pháp cưỡng bức các nước khác. Một bài bình luận lưu ý: “Hợp tác là niềm tin tốt lành, cạnh tranh phải mạnh mẽ và đối đầu phải kiên quyết”.

Một chủ đề khác là trong lúc Trung Quốc thể hiện sự kiềm chế, các quốc gia khác như Philippines và Việt Nam đã theo đuổi những hành động gây hấn và phi pháp nhằm “ăn cắp” các nguồn tài nguyên biển chẳng hạn như dầu khí, hải sản mà Trung Quốc coi là thuộc về mình.

Một chủ đề thứ ba là Manila và Hà Nội tiếp tục khuyến khích Hoa Kỳ “can dự” vào biển Đông và Hoa Kỳ dùng những cuộc xung đột như một cái cớ để “chuyển hướng” các lực lượng quân sự của mình về phía châu Á. Để đảo ngược những xu thế tiêu cực này, các nhà bình luận Trung Quốc đã thúc giục chính phủ Bắc Kinh thực thi những biện pháp kiên quyết hơn đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp và các biên giới trên biển. Họ cho rằng, tình cảm dân tộc chủ nghĩa đòi hỏi nhiều hơn thế.

Thật vậy, những biện pháp mà nhà cầm quyền Trung Quốc thực thi gần đây cho thấy một lập trường cứng rắn hơn nhiều. Điều đáng ngại là một số bước đi ban đầu này đã bao gồm một yếu tố quân sự mạnh mẽ, được coi như lời cảnh báo cho các nước khác rằng Trung Quốc sẵn sàng chơi rắn.

Có lẽ nỗ lực đáng chú ý nhất của Trung Quốc trong việc tăng cường đòi hỏi quyền tài phán ở biển Đông là nâng cấp địa vị hành chính của Tam Sa từ cấp quận huyện lên cấp thành phố hồi tháng 6.

Tam Sa nguyên được thành lập năm 2007 như một cơ chế hành chính để “điều hành” quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi ngầm Macclesfield Bank. Việc nâng cấp Tam Sa là phản ứng tức thời đối với một đạo luật mà Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21-6 trong đó nhấn mạnh yêu sách chủ quyền của Hà Nội đối với hai huyện Hoàng Sa và Trường Sa. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều phản đối động thái của đối phương như là sự vi phạm chủ quyền của mình.

Chưa đầy một tháng sau, nhà cầm quyền Tam Sa đã chọn ra một thị trưởng và ba phó thị trưởng và quân ủy trung ương Trung Quốc phê chuẩn việc thiết lập ở đó một đồn lính để “quản lý việc động viên quốc phòng, quân dự bị của thành phố và thực hiện các chiến dịch quân sự”.

Trước đó, vào cuối tháng 6, bộ quốc phòng Trung Quốc công bố đã bắt đầu các cuộc tuần tra “sẵn sàng chiến đấu” trong vùng quần đảo Trường Sa để “bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền lợi phát triển an ninh [của Trung Quốc]”. Tuy nhiên, điều khiến hải quân Trung Quốc bối rối là hôm 13-7 một trong những chiếc tàu khu trực của họ đã bị mắc cạn trên bãi Trăng Khuyết (Half-Moon Shoal), chỉ cách đảo Palawan 70 hải lý về phía Tây và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Chiếc tàu khu trục đó được cứu hộ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, có nghĩa là những chiếc tàu khác của hải quân Trung Quốc đang lảng vảng gần đó khi sự cố xảy ra. Những biến cố này cung cấp thêm nhiều bằng chứng về xu hướng quân sự hóa xung đột ngày càng gia tăng.

Trung Quốc cũng hành động để phá hoại các yêu sách và hoạt động thương mại của Philippines và Việt Nam trên biển Đông bằng nhiều cách khác nữa.

Hồi tháng 6, công ty dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) – một doanh nghiệp nhà nước – đã mời các công ty năng lượng nước ngoài bỏ thầu giành quyền thăm dò dầu khí tại 9 lô trên biển Đông. Các lô này nằm hoàn toàn bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và chồng lấn với những lô đã được công ty quốc doanh PetroVietnam của Việt Nam nhượng quyền phát triển cho các tập đoàn năng lượng nước ngoài. Hà Nội tất nhiên đã phản đối mạnh mẽ lời mời thầu của CNOOC.

Quan trọng hơn, các lô này nằm bên rìa bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra và có vẻ như ủng hộ lập luận rằng Bắc Kinh diễn dịch các đoạn này như là sự thể hiện ranh giới ngoại vi của cái gọi là “quyền lịch sử” của mình trên biển Đông. Tuy nhiên, theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), các quốc gia ven biển không được phép gán ghép “quyền lịch sử” trên biển khơi. Do đó, không thể có khả năng các công ty năng lượng khổng lồ sẽ dự thầu các lô mà CNOOC mời chào – mặc dù các công ty nhỏ hơn có thể tham dự để lấy lòng Bắc Kinh với ý đồ nhắm tới những hợp đồng béo bở hơn sau này. Tuy nhiên, nếu hoạt động thăm dò được xúc tiến trong bất kỳ lô nào của 9 lô này thì rất có khả năng xảy ra xung đột giữa các tàu tuần duyên Trung Quốc và Việt Nam.

Trong vấn đề quyền sở hữu bãi Cỏ Rong (Scarborough Shoal) – nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với các tàu bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Philippines trong tháng 5 và tháng 6, Trung Quốc vẫn giữ lập trường không nhân nhượng. Tại Diễn đàn thường niên khu vực ASEAN (ARF) ở Phnom Penh hồi tháng 7, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nhắc lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi cạn Scarborough, phản bác ý kiến rằng đây là vùng tranh chấp và tố cáo Manila “gây rối”.

Theo bộ ngoại giao Philippines, các tàu đánh cá Trung Quốc – được các tàu bán quân sự bảo vệ – tiếp tục đánh cá trong vùng nước gần bãi Scarborough, trái với một thỏa thuận song phương theo đó hai bên đồng ý rút hết tàu bè của mình. (1)

Sau hội nghị ARF, Trung Quốc tiếp tục gia tăng sức ép với Philippines. Vào giữa tháng 7, Bắc Kinh đã phái một đội tàu gồm 30 tàu đánh cá tới quần đảo Trường Sa, được hộ vệ bởi “tàu ngư chính” trọng tải 3.000 tấn có tên là Yuzheng 310. Các tàu đánh cá này đã vơ vét san hô và đánh cá gần đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát và các bãi cạn Mischief, Subi Reef mà Trung Quốc kiểm soát. Chính quyền Philippines giám sát tình hình nhưng không có hành động nào.

Thất bại Phnom Penh

Trong quá khứ, sau mỗi lần Trung Quốc có hành vi quyết đoán trên biển Đông, Bắc Kinh liền cố gắng trấn an thần kinh các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, tại chuỗi hội nghị ASEAN ở Phnom Penh hồi giữa tháng 7, các quan chức Trung Quốc hầu như không đưa ra lời trấn an nào cho những người tương nhiệm ở Đông Nam Á. Tệ hơn nữa, có vẻ như Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Cambodia để nhấn chìm những nỗ lực của ASEAN nhằm giải quyết vấn đề, tạo ra một sự đổ vỡ trong tính thống nhất của ASEAN.

Trong giai đoạn cuối của hội nghị thường niên các bộ trưởng ngoại giao ASEAN (gọi tắt là AMM) Philippines và Việt Nam muốn bản tuyên bố chung phải phản ánh mối lo ngại nghiêm trọng của mình về biến cố Scarborough và vụ mời thầu của CNOOC. Hai nước này được sự ủng hộ của Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan – là những nước cảm thấy ASEAN phải nói tiếng nói chung. Nhưng Cambodia – nước đang giữ quyền chủ tịch luân phiên của ASEAN và có quan hệ chính trị-kinh tế mật thiết với Trung Quốc – đã phản đối vì, theo lời của bộ trưởng ngoại giao Hor Namhong, “ASEAN không thể bị sử dụng như một diễn đàn cho các xung đột song phương”. Những nỗ lực của bộ trưởng ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa nhằm đạt tới một sự thỏa hiệp về lời lẽ đã không thành công và lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, AMM đã không đưa ra được một tuyên bố cuối cùng.

Tác hại từ AMM xảy ra lập tức và đáng ngại. Bộ trưởng Marty gọi thất bại của ASEAN không đạt được thỏa thuận chung là “vô trách nhiệm” và cho rằng tính chất trung tâm của tổ chức này trong công cuộc xây dựng cấu trúc an ninh khu vực đã bị đặt vào rủi ro. Bộ trưởng ngoại giao Singapore K. Shanmugam đã mô tả sự thất bại này như là một “vết nứt nghiêm trọng” về uy tín của ASEAN.

Cambodia và Philippines thì đổ lỗi cho nhau gây ra vụ thất bại này.

Cambodia bị báo chí khu vực chỉ trích mạnh mẽ vì thiếu khả năng lãnh đạo và vì đặt quan hệ song phương với Trung Quốc lên trên quyền lợi chung của ASEAN. Một nhà phân tích cáo giác các quan chức Cambodia đã tham khảo ý kiến với những người tương nhiệm phía Trung Quốc trong suốt giai đoạn cuối của hội nghị nhằm đạt tới thỏa thuận về tuyên bố chung. (2)

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc thì ca ngợi kết quả của hội nghị AMM như một thắng lợi của Trung Quốc, một thất bại của Philippines và Việt Nam và cho rằng ASEAN không phải là nơi thích hợp để thảo luận về cuộc xung đột.

Vài ngày sau hội nghị AMM, tổng thống Indonesia Susilo Bambang đã cử bộ trưởng ngoại giao nước này tới thủ đô của 5 nước Đông Nam Á trong một nỗ lực phục hồi tính thống nhất của ASEAN. Chuyến ngoại giao con thoi của bộ trưởng Marty dẫn tới kết quả là bản tuyên bố của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ngày 20-7 về “Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về biển Đông” (3). Tuy nhiên sáu điểm này không đưa ra căn cứ gì mới mà chỉ là tái khẳng định sự đồng thuận căn bản của ASEAN trong vấn đề biển Đông.

Đáp lại tuyên bố chung này, bộ ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh sẽ làm việc với ASEAN để thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DoC) năm 2002.

Một trong 6 điểm kêu gọi hoàn tất sớm bản Quy tắc ứng xử (CoC) trên biển Đông nhưng thất bại ở Phnom Penh đã làm cho mục tiêu đó trở nên hết sức bấp bênh.

Mặc dù Trung Quốc đồng ý thảo luận với ASEAN về CoC từ tháng 11-2011, Bắc Kinh vẫn luôn luôn hờ hững với một thỏa thuận như vậy, mà thay vào đó chỉ quan tâm tới việc thực hiện DoC. Không ngã lòng, năm nay ASEAN đã bắt đầu thảo ra những nguyên tắc chỉ đạo cho một bộ quy tắc ứng xử và đã đồng thuận hồi tháng 6 một bộ “những yếu tố đề nghị”. Trong khi phần lớn nội dung của bộ quy tắc này vẫn còn là những mẫu thăm dò tiêu chuẩn, có hai khía cạnh đáng chú ý.

Một là ASEAN kêu gọi một sự dàn xếp “toàn diện và bền vững” cho cuộc xung đột – một lối nói có vẻ như bác bỏ một đề nghị của cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình rằng các bên gác lại những yêu sách chủ quyền để cùng khai thác các nguồn tài nguyên biển. Rõ ràng bốn nước thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông đều phản đối công thức của Đặng vì nó tương đương với việc thừa nhận “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc trên các đảo và bãi đá ở biển Đông.

Khía cạnh đáng quan tâm thứ hai liên quan tới cơ chế giải quyết những vụ xung đột nảy sinh từ việc vi phạm hoặc diễn dịch bộ quy tắc ứng xử đề xuất. Tài liệu dự thảo đề nghị các bên tranh chấp hướng tới Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác năm 1976 (TAC) hoặc cơ chế giải quyết xung đột trong UNCLOS. Tuy nhiên, cả hai hiệp ước này đều không có nhiều tác dụng lắm. Trong khi TAC cung cấp một cơ chế giải quyết xung đột dưới hình thức Hội đồng Cấp cao ASEAN nhưng điều khoản này chưa bao giờ được viện dẫn tới vì bản chất chính trị hóa cao độ của hội đồng này và thực tế hội đồng cũng không thể ban hành những phán quyết có tính ràng buộc. Hơn thế nữa, mặc dù Trung Quốc thừa nhận TAC từ năm 2003, chắc chắn Bắc Kinh sẽ phản đối việc thảo luận vấn đề biển Đông ở Hội đồng Cấp cao bởi vì họ sẽ bị thiểu số 10-1.

UNCLOS cung cấp những cơ chế giải quyết xung đột có tính ràng buộc, bao gồm cả việc đưa xung đột lên Tòa án Tư pháp quốc tế (ICJ) hoặc Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS). Bắc Kinh luôn luôn từ chối vai trò của ICJ trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và năm 2006 Bắc Kinh đã dùng quyền lựa chọn đứng ngoài trình tự pháp lý của ITLOS liên quan tới việc phân định ranh giới trên biển và hoạt động quân sự.

Ngày 9-7, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh (Fu Ying) nói với các bộ trưởng ngoại giao ASEAN rằng Trung Quốc muốn khởi động đàm phán CoC vào tháng 9-2012. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau, khi ASEAN tranh cãi về bản tuyên bố cuối cùng, bộ trưởng ngoại giao Dương Khiết Trì có vẻ như loại bỏ khả năng này khi ông ta nói rằng những cuộc đàm phán chỉ có thể diễn ra “khi thời điểm chín muồi”. Hiện nay, ASEAN và Trung Quốc chưa lập thời khóa biểu để tổ chức bất cứ cuộc họp nào về CoC dù các quan chức đang thảo luận các dự án hợp tác chung trong khuôn khổ DoC.

Nếu và khi nào hai bên sẽ ngồi lại để đàm phán CoC, rất có khả năng Bắc Kinh sẽ đòi hỏi loại trừ mọi sự đề cập tới giải quyết tranh chấp trên cơ sở rằng bộ quy tắc ứng xử đề nghị được thiết kế chỉ để quản lý căng thẳng và xung đột chỉ có thể được giải quyết giữa Trung Quốc và từng nước tranh chấp trên căn bản một đối một. Kết hợp lại, những bước phát triển này đã làm lu mờ nghiêm trọng triển vọng ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được thỏa thuận về một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông có thể vận hành được. Và như vậy, hiện trạng sẽ tiếp tục kéo dài trong một tương lai nhìn thấy được.

Chú thích:

  1. Tại sao không có tuyên bố chung ASEAN, bộ ngoại giao Philippines, 19-7-2012

  2. Ernest Bower, Trung Quốc lộ rõ bàn tay trong ASEAN ở Phnom Penh, Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược, CSIS, 20-7-2012

  3. Tuyên bố của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN về Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về biển Đông, bộ ngoại giao Cambodia, 20-7-2012

Ian Storey là nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore và là tác giả sách “Đông Nam Á và sự trỗi dậy của Trung Quốc: Tìm kiếm An ninh” (nxb Routledge, 5-2011)

Nguồn: http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/NH08Ae01.html